Tháng Năm 5, 2024

X là kim loại nhóm IIA. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H$_{2}$ (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là:

X là kim loại nhóm IIA. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H$_{2}$ (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là:

A. Ba.

B. Ca.

C. Sr.

D. Mg.

Hướng dẫn

Chọn phương án là: B

Phương pháp giải:

*Khi cho 1,7 gam hỗn hợp gồm X và Zn + dung dịch HCl dư thu được 0,03 mol H$_{2}$.

*Khi cho1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc).

Từ đó tìm được khoảng giá trị của nguyên tử khối của X. Từ đó tìm được tên của kim loại X.

Lời giải chi tiết:

*Khi cho 1,7 gam hỗn hợp gồm X và Zn + dung dịch HCl dư thu được 0,03 mol H$_{2}$.

Gọi công thức chung của X và Zn là R

R +2HCl → RCl$_{2}$ + H$_{2}$ ↑

Ta có: n$_{R}$= n$_{H2}$= 0,03 mol → M$_{R}$= 1,7 : 0,03 = 56,67.

Mà M$_{Zn}$= 65 nên M$_{X}$ < 56,67 (1)

*Khi cho1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc):

X + H$_{2}$SO$_{4}$ → XSO$_{4}$ + H$_{2}$

Ta có: n$_{X}$= n$_{H2}$ < 1,12:22,4 hay n$_{X}$ \({{1,9} \over {0,05}} = 38\) (2)

Từ (1) và (2) ta có 38 < M$_{X}$ < 56,67

Mà X là kim loại hóa trị II nên X là Ca (40).

Đáp án B