Tháng Tư 26, 2024

Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau: Cho các nhận xét sau: (a) Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng. (b) Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim. (c) Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9. (d) Tính axit của các hidroxit giảm dần theo trật tự: H$_{2}$SiO$_{3}$, Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$. (e) Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hidro. (f) Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau:

Cho các nhận xét sau:

(a) Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng.

(b) Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim.

(c) Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9.

(d) Tính axit của các hidroxit giảm dần theo trật tự: H$_{2}$SiO$_{3}$, Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$.

(e) Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hidro.

(f) Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Hướng dẫn

Chọn phương án là: A

Phương pháp giải:

Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn của một số tính chất của nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

(a) Sai vì trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm

(b) Sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính

(c) Đúng. Mg thuộc nhóm IIA (2e hóa trị), Al thuộc nhóm IIIA (3e hóa trị), Si thuộc nhóm IVA (4e hóa trị)

(d) Đúng

(e) Sai vì H$_{2}$ tạo hợp chất khí với Si là SiH$_{4}$

(f) Sai vì trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm dần => độ âm điện của B lớn hơn của Al

Đáp án A