Tháng Năm 6, 2024

Thực hiện các yêu cầu sau (không cần giải thích) a. Cho các nguyên tố: P, N, F, O. Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim. b. Sắp xếp các chất sau: Mg(OH)$_{2}$, Al(OH)$_{3,}$ KOH, NaOH theo chiều tăng dần tính bazơ. Phương pháp giải: – B1: Xác định vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn – B2: Dựa vào quy luật biến đổi để sắp xếp các nguyên tố theo yêu cầu của đề bài Lời giải chi tiết: a. Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Quy luật biến đổi tính phi kim: – Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần => N < O < F – Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim giảm dần => P < N Vậy các nguyên tố theo chiều giảm dần tính phi kim: F, O, N, P b. Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Quy luật biến đổi lực bazo: – Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo giảm dần => NaOH > Mg(OH)$_{2}$ > Al(OH)$_{3}$ – Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo tăng dần => KOH > NaOH Vậy các chất sau theo chiều tăng dần tính bazo: Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$, NaOH,KOH ##categories: 11493## ##tags: trắc nghiệm hóa học##

Thực hiện các yêu cầu sau (không cần giải thích)

a. Cho các nguyên tố: P, N, F, O. Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim.

b. Sắp xếp các chất sau: Mg(OH)$_{2}$, Al(OH)$_{3,}$ KOH, NaOH theo chiều tăng dần tính bazơ.

Phương pháp giải:

– B1: Xác định vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

– B2: Dựa vào quy luật biến đổi để sắp xếp các nguyên tố theo yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết:

a.

Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Quy luật biến đổi tính phi kim:

– Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần => N < O < F

– Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim giảm dần => P < N

Vậy các nguyên tố theo chiều giảm dần tính phi kim: F, O, N, P

b.

Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Quy luật biến đổi lực bazo:

– Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo giảm dần

=> NaOH > Mg(OH)$_{2}$ > Al(OH)$_{3}$

– Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo tăng dần => KOH > NaOH

Vậy các chất sau theo chiều tăng dần tính bazo: Al(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$, NaOH,KOH