Tháng Ba 29, 2024

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u$_{A}$ = u$_{B}$ = acos(20πt ) (u$_{A}$ và u$_{B }$tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20 cm/s. Hai điểm M, N trên mặt thoáng chất lỏng thỏa mãn MA = 15 cm; MB = 20 cm; NA = 32 cm; NB = 24,5 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn MN lần lượt là

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u$_{A}$ = u$_{B}$ = acos(20πt ) (u$_{A}$ và u$_{B }$tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20 cm/s. Hai điểm M, N trên mặt thoáng chất lỏng thỏa mãn MA = 15 cm; MB = 20 cm; NA = 32 cm; NB = 24,5 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn MN lần lượt là

A. 5; 6.

B. 4; 5.

C. 6; 7.

D. 7; 6.

Hướng dẫn

Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là nghiệm bất phương trình:
$MA-MB\le {{k}_{CĐ }}\lambda \le NA-NB\Leftrightarrow -2,5\le {{k}_{CĐ }}\le 3,75\Leftrightarrow {{k}_{CĐ }}=-2;\text{ -1; 0; 1; 2; 3 }$→ có 6 điểm biên cực đại!
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MN là nghiệm bất phương trình:
$MA-MB\le \left( {{k}_{CT}}-0,5 \right)\lambda \le NA-NB\Leftrightarrow -2\le {{k}_{CT}}\le 4,25\Leftrightarrow {{k}_{CT}}=-2;\text{ -1; 0; 1; 2; 3; 4 }$→ có 7 điểm biên cực tiểu!