Tháng Tư 24, 2024

Một mạch điện xoay chiều AB gồm cuộn dây có điện trở thuần r = 40 Ω và độ tự cảm L = 1/3π H, một tụ điện có điện dung C thay đổi được và một điện trở thuần R = 80 Ω mắc nối tiếp theo thứ tự trên. M là điểm nối giữa tụ điện C và điện trở thuần R. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz không đổi. Thay đổi điện dung của tụ điện đến giá trị C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch AM cực tiểu. Dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng

Một mạch điện xoay chiều AB gồm cuộn dây có điện trở thuần r = 40 Ω và độ tự cảm L = 1/3π H, một tụ điện có điện dung C thay đổi được và một điện trở thuần R = 80 Ω mắc nối tiếp theo thứ tự trên. M là điểm nối giữa tụ điện C và điện trở thuần R. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz không đổi. Thay đổi điện dung của tụ điện đến giá trị C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch AM cực tiểu. Dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng

A. 0,7 A

B. 1 A

C. 1,4 A

D. 2 A

Hướng dẫn

Ta có: \(Z_L = \omega L = \frac{100}{3}\Omega\)

Ta có: \(U_{AM} = \frac{U \sqrt{r^2 + (Z_L – Z_C)^2}}{\sqrt{(R + r)^2 + (Z_L – Z_C)^2}}\)Khi C thay đổi để UAM min

\(\Leftrightarrow Z_L – Z_C = 0 \Rightarrow Z_C = \frac{100}{3}\Omega\)

=> Dòng điện hiệu dụng trong mạch khi đó bằng

\(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{\sqrt{(R +r)^2 + (Z_L – Zc)^2}} = \frac{120}{\sqrt{(40 + 80)^2}} = 1A\)