Tháng Tư 26, 2024

Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T ( đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng 2: 3: 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T ( đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng 2: 3: 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30

B. 31

C. 26

D. 28

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

Qui 3 peptit về 1 peptit tổng. Xác định CT chung của peptit tổng.

B. ảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH$_{2}$O

Xác định CTPT của 1 đơn vị amino axit mắt xích

Tính theo giá trị trung bình : công thức trung bình của a.axit là NH$_{2}$-C$_{n}$H$_{2n}$-COOH

Lời giải chi tiết:

Gọi 3 amino axit là A , B , C

Có nA : nB : nC = 11 : 16 : 20

2Y + 3Z + 4T → (A$_{11}$B$_{16}$C$_{20}$)k + 8 H$_{2}$O

Do tổng số gốc amino axit trong Y,Z,T là 15

⇒ k = 1 ⇒ số mol 1 aminoaxit = ( 0,11 + 0,16 + 0,2 ) : ( 11+ 16 + 20 ) = 0,01 mol

2Y + 3Z + 4T → (A$_{11}$B$_{16}$C$_{20}$) + 8 H$_{2}$O

0,01 → 0,08 (mol)

B. ảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH$_{2}$O

A. $_{11}$B$_{16}$C$_{20 }$: có 47 a.a = > có 46 liên kết peptit :

Đặt công thức tổng quát của a.axit là : NH$_{2}$-C$_{n}$H$_{2n}$-COOH

⇒ 0,01.[47(14n + 61) – 46.18] + 0,08.18 = 39,05g

⇒ n = 123 / 47

H-(NH-C$_{n}$H$_{2n}$-CO)$_{47}$-OH + (70,5n + 35,25)O$_{2}$ → (47n + 47)CO$_{2}$ + (47n + 24,5)H$_{2}$O + 23,5N$_{2}$

⇒ nO$_{2}$ = 0,01(70,5n + 35,25) = 2,1975 mol

Đốt 39,05gX cần 2,1975 mol O2

Đốt m gam X cần 1,465 mol O2

⇒ m = 781/30 = 26,033g

Đáp án C