Tháng Năm 6, 2024

Hai điểm M và N cùng nằm trên hướng truyền sóng cách nhau \(\frac{1}{6}\) bước sóng. Chu kì sóng là T, biên độ sóng là a và không đổi trong quá trình truyền sóng. Tại thời điểm t, li độ sóng tại M là \(\frac{a}{2}\) thì li độ sóng tại N là \(-\frac{a}{2}\) . Biết sóng truyền từ N đến M. Tại thời điểm (t + Δt) thì phần tử sóng ở M tới biên dương. Khoảng thời gian Δt ngắn nhất bằng A. \(\frac{5T}{6}\)

Hai điểm M và N cùng nằm trên hướng truyền sóng cách nhau \(\frac{1}{6}\) bước sóng. Chu kì sóng là T, biên độ sóng là a và không đổi trong quá trình truyền sóng. Tại thời điểm t, li độ sóng tại M là \(\frac{a}{2}\) thì li độ sóng tại N là \(-\frac{a}{2}\) . Biết sóng truyền từ N đến M. Tại thời điểm (t + Δt) thì phần tử sóng ở M tới biên dương. Khoảng thời gian

Δt ngắn nhất bằng

A. \(\frac{5T}{6}\)

B. \(\frac{2T}{3}\)

C. \(\frac{T}{6}\)

D. \(\frac{T}{3}\)

Hướng dẫn

Độ lệch pha của M và N là:

\(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{\pi }{3}\)

Lệch pha về thời gian:

\(\Delta t=\frac{\pi}{3}.\frac{T}{2\pi}=\frac{T}{6}\)

Từ giản đồ Fresnel, ta có: \(\frac{A}{2}=\frac{a}{2}\Rightarrow A=a\)

Khoảng thời gian ngắn nhất phần tử M tới biên dương là: khoảng thời gian M đi từ a/2 đến a

\(\Delta \varphi =2\pi-\frac{\pi}{3}=\frac{5\pi}{3}\Rightarrow \Delta t=\frac{5T}{6}\)