Tháng Ba 29, 2024

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO$_{2}$ và 18,72 gam H$_{2}$O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na$_{2}$CO$_{3}$, 44,44 gam CO$_{2}$ và 17,82 gam H$_{2}$O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br$_{2}$ trong dung dịch brom. Giá trị x là

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO$_{2}$ và 18,72 gam H$_{2}$O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na$_{2}$CO$_{3}$, 44,44 gam CO$_{2}$ và 17,82 gam H$_{2}$O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br$_{2}$ trong dung dịch brom. Giá trị x là

A. 0,025.

B. 0,060.

C. 0,020.

D. 0,040.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

– Cần tính được số mol CO$_{2}$, H$_{2}$O khi đốt X và số mol của X

– Xác định độ bất bão hòa của X dựa vào công thức: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} – {n_{{H_2}O}}}}{{k – 1}}\)

– Khi cho X phản ứng với Br$_{2}$ thì: n$_{Br2}$ = (k – 3).n$_{X}$

Lời giải chi tiết:

B. ảo toàn H cho phản ứng đốt m (g) X → n$_{H(X)}$ = 2n$_{H2O}$ = 2,08 mol

– Xét phản ứng thủy phân m gam X trong NaOH:

Đặt n$_{X}$ = a mol

\(\mathop X\limits_{a\left( {mol} \right)} + \mathop {NaOH}\limits_{3{\rm{a}}\left( {mol} \right)} \to \left\{ \begin{array}{l}Muoi + {O_2} \to \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}\\C{O_2}:1,01\\{H_2}O:0,99\end{array} \right.\\\mathop {{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}\limits_{a\left( {mol} \right)} \end{array} \right.\)

B. ảo toàn H → n$_{H(X)}$ + n$_{NaOH}$ = 2n$_{H2O(đốt muối)}$ + 8n$_{C3H8O3}$

→ 2,08 + 3a = 2.0,99 + 8a → a = 0,02

B. ảo toàn Na → n$_{Na2CO3}$ = 1/2.n$_{NaOH}$ = 0,03 mol

B. ảo toàn C → n$_{C(X)}$ = n$_{Na2CO3(đốt muối)}$ + n$_{CO2(đốt muối)}$ + 3n$_{C3H5(OH)3}$ = 1,1 mol

– Xét phản ứng đốt m (g) X:

B. ảo toàn C → n$_{CO2(đốt X)}$ = n$_{C(X)}$ = 1,1 mol

Ta có: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} – {n_{{H_2}O}}}}{{k – 1}} \Leftrightarrow 0,02 = \frac{{1,1 – 1,04}}{{k – 1}} \Leftrightarrow k = 4\)

⟹ X có 1 π ở gốc hiđrocacbon (vì 3 nhóm COO chiếm 3 π)

⟹ n$_{Br2}$ = n$_{X}$ = 0,02 mol

Đáp án C