Tháng Năm 3, 2024

Có 2 nguồn sóng kết hợp \({S_1},{S_2}\) thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng cùng tần số, lệch pha nhau là \(\varphi \) . Biết trên đường nối 2 nguồn sóng, trong số những điểm có biên độ bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất, cách nó một khoảng \(\frac{\lambda }{8}\). Giá trị của \(\varphi \) là:

Có 2 nguồn sóng kết hợp \({S_1},{S_2}\) thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng cùng tần số, lệch pha nhau là \(\varphi \) . Biết trên đường nối 2 nguồn sóng, trong số những điểm có biên độ bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất, cách nó một khoảng \(\frac{\lambda }{8}\). Giá trị của \(\varphi \) là:

A. \(\frac{\pi }{2}\)

B. \(\pi \)

C. \(\frac{\pi }{6}\)

D. \(\frac{\pi }{4}\)

Hướng dẫn

Đường cực đại trung tâm sẽ lệch so với đường trung trực của \({S_1}{S_2}\) 1 khoảng bằng \(\frac{{\Delta \varphi \lambda }}{{4\pi }}\) . Điểm cực tiểu trên S1S2 (là điểm M) gần điểm cực đại trung tâm nhất (là điểm O) sẽ cách nó 1 khoảng bằng \(\frac{\lambda }{4}\) . Gọi trung điểm của S1S2 là I.

+ TH1: điểm M nằm giữa I và O.

Ta có: \(IM + MO = IO \Rightarrow \frac{\lambda }{8} + \frac{\lambda }{4} = \frac{{\Delta \varphi .\lambda }}{{4\pi }} \Rightarrow \Delta \varphi = \frac{{3\pi }}{2}\)

+ TH2: điểm I nằm giữa M và O.

Ta có: \(IM + IO = MO \Rightarrow \frac{\lambda }{8} + \frac{{\Delta \varphi .\lambda }}{{4\pi }} = \frac{\lambda }{4} \Rightarrow \Delta \varphi = \frac{\pi }{2}\)

Ta thấy đáp án A thỏa mãn đề bài.