Tháng Tư 24, 2024

Cho mạch điện xoay chiều AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C, đoạn mạch MB gồm cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở R0. Biết điện áp tức thời uAM và uMB vuông pha với nhau (M nằm giữa tụ điện và ống dây). Các thông số R0, R, L, C liên hệ với nhau theo hệ thức

Cho mạch điện xoay chiều AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C, đoạn mạch MB gồm cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở R0. Biết điện áp tức thời uAM và uMB vuông pha với nhau (M nằm giữa tụ điện và ống dây). Các thông số R0, R, L, C liên hệ với nhau theo hệ thức

A. \(\frac{C}{L} = R{R_0}\)

B. \(\frac{L}{C} = \frac{R}{{{R_0}}}\)

C. \(\frac{L}{C} = R{R_0}\)

D. \(LC = R{R_0}\)

Hướng dẫn

Từ giả thuyết bài toán: \({\varphi _{MB}} – {\varphi _{AM}} = \frac{\pi }{2}\)

Áp dụng công thức cộng của tan: \(\tan \left( {{\varphi _{MB}} – {\varphi _{AM}}} \right) = \frac{{\tan {\varphi _{MB}} – \tan {\varphi _{AM}}}}{{1 + \tan {\varphi _{MB}}.\tan {\varphi _{AM}}}} = \tan \frac{\pi }{2}\)

\(\Rightarrow \tan {\varphi _{MB}}.\tan {\varphi _{AM}} = – 1\)

\(\Rightarrow \frac{{{Z_L}}}{R}\frac{{ – {Z_C}}}{{{R_0}}} = – 1 \Rightarrow \frac{L}{C} = R{R_0}\)