Tháng Tư 27, 2024

Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO$_{3}$ a mol/l và Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ 2a mol/l, thu được 14,0 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí SO$_{2}$ (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO$_{3}$ a mol/l và Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ 2a mol/l, thu được 14,0 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí SO$_{2}$ (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,15.

B. 0,10.

C. 0,05.

D. 0,20.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: B

Phương pháp giải:

Khi cho hh X + AgNO$_{3}$ và Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ :

→ chất rắn Y thu được sẽ chứa các kim loại: Ag có thể có Cu và cũng có thể có thêm Mg, Al nếu 2 kim loại này dư.

→ Y có nhiều khả năng khác nhau có thể xảy raỞ đây ta nên tập trung xét khả năng xảy ra nhiều nhất là hh rắn chỉ có Ag và Cu (có nghĩa là Mg, Al phản ứng hết)

Lời giải chi tiết:

m$_{(hh Y)}$ = m$_{Cu}$ + m$_{Ag }$= 64 . n$_{Cu}$ + 108 . n$_{Ag}$ = 14 (1)

Cho Y + H$_{2}$SO$_{4}$:

Số mol e trao đổi = 2n$_{Cu}$ + 1n$_{Ag }$= 2n$_{SO2}$ = 2.0,1 = 0,2 (2)

Giải (1) và (2) : n$_{Ag}$ = 0,1 mol; n$_{Cu }$= 0,05 mol

Theo bài cho nồng độ Cu(NO$_{3}$)$_{2 }$gấp 2 lần AgNO$_{3}$ như vậy lượng Cu(NO$_{3}$)$_{2}$vẫn còn dư sau phản ứng.

→ kết quả trên là hợp lí, hỗn hợp Mg, Al đã phản ứng hết với Ag$^{+}$, đến lượt Cu$^{2+ }$thì mới phản ứng được 0,05 mol thì hết, còn lại 0,15 mol dư.

Như vậy ta có n$_{AgNO3}$ = n$_{Ag }$= 0,1 mol a = 0,1 mol

Đáp án B