Tháng Năm 7, 2024

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U\sqrt{2}cos\omega t\) (V) ( trong đó U và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu AB của đoạn mạch gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và biến trở R mắc nối tiếp, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có điện dung

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U\sqrt{2}cos\omega t\) (V) ( trong đó U và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu AB của đoạn mạch gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và biến trở R mắc nối tiếp, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có điện dung

C. Biết rằng \(\omega = (2LC)^{-0,5}\). Khi thay đổi biến trở đến các giá trị R1 = 50Ω, R2 = 100Ω, R3 = 150Ω thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM có giá trị lần lượt là U1, U2, U3. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. U1 < U2 < U3.

B. U1 > U2 > U3.

C. U1 = U3 > U2.

D. U1 = U2 = U3

Hướng dẫn

\(U_{AM} = \frac{U}{\sqrt{R^2 + (Z_L – Z_C)^2}}.\sqrt{R^2 + Z_L^2}\)

Dễ thấy khi \(\omega = (2LC)^{-0,5}\) thì \(U_{AM} = U,\) không phụ thuộc vào R, tức là

\(U_1 = U_2 = U_3 = U\)