Tháng Tư 28, 2024

Đặt điện áp \(u = 220\sqrt{2}cos 100 \pi t V\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 20 \(\Omega\) , cuộn cảm có độ tự cảm \(\frac{0,8}{\pi}H\) và tụ điện có điện dung \(\frac{10^{-3}}{6 \pi}F\). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng \(110\sqrt{3}(V)\) thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn bằng

Đặt điện áp \(u = 220\sqrt{2}cos 100 \pi t V\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở 20 \(\Omega\) , cuộn cảm có độ tự cảm \(\frac{0,8}{\pi}H\) và tụ điện có điện dung \(\frac{10^{-3}}{6 \pi}F\). Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng \(110\sqrt{3}(V)\) thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn bằng

A. 440V

B. 330V

C. \(440\sqrt{3}V\)

D. \(330\sqrt{3}V\)

Hướng dẫn

Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{\sqrt{R^2 + (Z_L – Z_C)^2}} = \frac{11\sqrt{2}}{2}A\)

Hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm: \(U_L = I.Z_L = 440\sqrt{2}V\)

Hiệu điện thế hai đầu điện trở: \(U_R = I.Z_R = 110 \sqrt{2}V\)

Hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm vuông pha với hai đầu điện trở:

\(\Rightarrow (\frac{u_L}{\sqrt{2}U_L})^2 + (\frac{u_R}{\sqrt{2}U_R})^2 = 1 \Leftrightarrow \frac{u_L}{\sqrt{2}U_L} = \frac{1}{2}\Leftrightarrow U_L = 440 V\)