Tháng Tư 28, 2024

Đặt điện áp \(u = 180\sqrt{2}cos\omega t\) (V) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ). R là điện trở thuần, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch MB và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi L = L1 là U và \(\varphi\)1, còn khi L = L2 thì tương ứng là \(\sqrt{8}\)U và \(\varphi\)2. Biết \(\varphi\)1 + \(\varphi\)2 = 90o . Giá trị U bằng

Đặt điện áp \(u = 180\sqrt{2}cos\omega t\) (V) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ). R là điện trở thuần, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch MB và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi L = L1 là U và \(\varphi\)1, còn khi L = L2 thì tương ứng là \(\sqrt{8}\)U và \(\varphi\)2. Biết \(\varphi\)1 + \(\varphi\)2 = 90o . Giá trị U bằng

A. 135 V

B. 180 V

C. 90 V

D. 60 V

Hướng dẫn

Do \(\varphi _1+\varphi _2 = 90^0\) nên ta có: \(x= Z_{L1} – Z_c = \frac{R^2}{Z_C – Z_{L2}} = \frac{R^2}{y}\) (1)

\(U_{MB1} = \frac{180x}{\sqrt{(R^2 +x^2)}} =U; U _{MB2} = \frac{180y}{\sqrt{(R^2 + y^2)}} = \sqrt{8}U\)

Suy ra: \(\frac{x}{y}.\frac{\sqrt{R^2 + y^2}}{\sqrt{R^2 + x^2}}= \frac{1}{\sqrt{8}}\) (2)

Từ (1) và (2) ta được: \(x = \frac{R}{2\sqrt{2}}.\) Thay vào ta được U = 60V

⇒ Chọn D