Tháng Tư 28, 2024

Ý nào sau đây là điểm khác nhau giữa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930?

Ý nào sau đây là điểm khác nhau giữa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930?

A. Sử dụng phương pháp cách mạng bạo lực.

B. Thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Giải quyết đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.

D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Hướng dẫn

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930 (SGK Lịch sử 12, trang 88) và nôi dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 (SGK Lịch sử 12, trang 108 – 109) để so sánh.

Giải chi tiết:

A loại vì cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đều xác định phương pháp là bạo lực cách mạng.

B chọn vì trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930 xác định thành lập chính phủ công nông binh còn trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 xác định thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C loại vì trong nội dung của cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đều xác định và giải quyết đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Trong đó, nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D loại vì trong nội dung của cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đều xác định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Cụ thể, ngay từ tên gọi của Đảng khi mới được thành lập đầu năm 1930 đã xác định là Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là Đảng riêng của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành độc lập và giành ruộng đất cho dân cày. Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941, điều này tiếp tục được khẳng định lại qua việc giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương 1 Đảng riêng để lãnh đạo đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh từng nước. Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh.