Tháng Năm 4, 2024

X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Hướng dẫn

Đáp án A.

Chú ý chỉ có các amin sau ở thể khí điều kiện thường: CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N và C2H5NH2, ngoài ra NH3 – không phải là amin nhưng cũng là khí ở điều kiện thường.

${{k}_{{{C}_{4}}{{H}_{14}}{{O}_{3}}{{N}_{2}}}}=\frac{\left( 4.2+2+2 \right)-14}{2}=-1=\pi -i$ trong đó:

$\pi $: là số liên kết pi trong công thức cấu tạo (hay có thể hiểu là số liên kết đôi trong công thức cấu tạo).

i: là số liên kết ion trong công thức cấu tạo.

Nhận xét, gốc axit có 3 nguyên tử O là 1 trong các gốc $NO_{3}^{-},HCO_{3}^{-},CO_{3}^{2-}$, các gốc này trong công thức cấu tạo có 1 liên kết pi $\to \pi =1\to i=2\to $ gốc có 2 liên kết ion chỉ có thể là $CO_{3}^{2-}$.

Mô hình của X là $\left( RNH_{3}^{+} \right)CO_{3}^{2-}\left( {R}’NH_{3}^{+} \right)$

$\begin{array}{l} \to \left( {RNH_3^ + } \right)CO_3^{2 – }\left( {R’NH_3^ + } \right)\\ \to R + R’ = {C_3}{H_8} = \left[ \begin{array}{l} 3 + 0 \to {\left( {C{H_3}} \right)_3}N{H^ + }CO_3^{2 – }NH_4^ + \\ 1 + 2 \to \left[ \begin{array}{l} \left( {C{H_3}NH_3^ + } \right)CO_3^{2 – }\left( {{C_2}{H_5}NH_3^ + } \right)\\ \left( {C{H_3}NH_3^ + } \right)CO_3^{2 – }{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH_2^ + \end{array} \right. \end{array} \right. \end{array}$.