Tháng Năm 4, 2024

Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Cu bám lên điện cực trong bình (1) là

Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Cu bám lên điện cực trong bình (1) là

A. 0 gam.

B. 16,0 gam.

C. 12,8 gam.

D. 6,4 gam.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

*Bình (2): Các phản ứng điện phân tại catot bình (2):

Fe$^{3+}$ + 1e → Fe$^{2+}$

Fe$^{2+}$ + 2e → Fe

Từ số mol của Fe$^{3+}$ và Fe tính được số mol e trao đổi ở bình (2).

Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ n$_{e (bình 1)}$ = n$_{e (bình 2)}$

*Bình (1):

So sánh n$_{e (bình }$$_{1)}$ với \(2.{n_{C{u^{2 + }}}}\) ⟹ CuSO$_{4}$ đã bị điện phân hết, H$_{2}$O đang bị điện phân

Từ đó tính được lượng Cu bám vào catot bình (1).

Lời giải chi tiết:

*Bình (2):

Ta có: \({n_{F{\rm{e}}{{(N{O_3})}_3}}} = 0,3.1 = 0,3\left( {mol} \right);{n_{F{\rm{e}}}} = \frac{{5,6}}{{56}} = 0,1\left( {mol} \right)\)

Tại catot (-):

Fe$^{3+}$ + 1e → Fe$^{2+}$

0,3 → 0,3 (mol)

Fe$^{2+}$ + 2e → Fe

0,2 ← 0,1 (mol)

⟹ n$_{e (bình 2)}$ = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol

Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau

⟹ n$_{e (bình 1)}$ = n$_{e (bình 2)}$ = 0,5 mol

*Bình (1):

Ta có: \({n_{CuS{O_4}}} = 0,2.1 = 0,2\left( {mol} \right)\)

So sánh thấy: \({n_{e(binh\,1)}} > 2.{n_{C{u^{2 + }}}}\) ⟹ CuSO$_{4}$ đã bị điện phân hết, H$_{2}$O đang bị điện phân

Khối lượng Cu bám vào catot của bình (1) là: m$_{Cu}$ = 0,2.64 = 12,8 gam.

Chọn C.