Tháng Năm 5, 2024

Trong thí nghiệm 2, khối lượng của bình 1 giảm so với ban đầu là

Trong thí nghiệm 2, khối lượng của bình 1 giảm so với ban đầu là

A. 0,96 gam.

B. 1,20 gam.

C. 0,24 gam.

D. 2,16 gam.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: B

Phương pháp giải:

Do trong quá trình điện phân, cả 2 cực chưa thoát ra khí ⟹ Cu$^{2+}$ và Ag$^{+}$ chưa bị điện phân hết

*Bình 2:

– Gọi số mol Ag$^{+}$ bị điện phân là x (mol).

– Viết bán phản ứng điện phân tại mỗi cực. Đặt ẩn vào các bán phản ứng điện phân.

– Từ khối lượng bình 2 giảm lập được phương trình ẩn x ⟹ giá trị của x ⟹ số mol e trao đổi ở bình 2.

– Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau ⟹ n$_{e (bình 1)}$ = n$_{e (bình 2)}$.

*Bình 1:

– Viết bán phản ứng điện phân tại mỗi cực.

– Đặt số mol e trao đổi vào suy ra số mol của Cu, O$_{2}$.

– Tính được khối lượng bình 1 giảm.

Lời giải chi tiết:

Do trong quá trình điện phân, cả 2 cực chưa thoát ra khí ⟹ Cu$^{2+}$ và Ag$^{+}$ chưa bị điện phân hết

*Bình 2:

Gọi số mol Ag$^{+}$ bị điện phân là x (mol)

Catot: Ag$^{+}$ + 1e → Ag

x → x → x (mol)

A. not: 2H$_{2}$O → 4H$^{+}$ + O$_{2}$ + 4e

0,25x ← x (mol)

Ta thấy, Ag bám vào điện cực và bị rút ra khỏi bình điện phân, còn khí O$_{2}$ thoát ra khỏi bình

⟹ Khối lượng bình 2 giảm là tổng khối lượng của Ag và O$_{2}$

⟹ 108x + 32.0,25x = 3,48 ⟹ x = 0,03 mol

⟹ n$_{e (bình 2)}$ = 0,03 mol

Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ n$_{e (bình 1)}$ = n$_{e (bình 2)}$ = 0,03 mol

*Bình 1:

Catot: Cu$^{2+}$ + 2e → Cu

0,03 → 0,015 (mol)

A. not: 2H$_{2}$O → 4H$^{+}$ + O$_{2}$ + 4e

0,0075 ← 0,03 (mol)

Tương tự, khối lượng bình 1 giảm là tổng khối lượng của Cu và O$_{2}$

⟹ m$_{bình 1 giảm}$ = 0,015.64 + 0,0075.32 = 1,2 gam

Chọn B.