Tháng Năm 2, 2024

Trong giờ thực hành, một học sinh mắc đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 40 Ω, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L nối tiếp nhau theo đúng thứ tự trên. Gọi M là điểm nối giữa điện trở thuần và tụ điện, N là điểm nối giữa tụ điện và cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều tần số 50 Hz và có giá trị hiệu dụng UAB = 12 V. Dùng vôn kế để đo các điện áp hiệu dụng, thu được kết quả: UAM = 4,00 V; UMN = 25,00 V; UNB = 15,73 V. Độ tự cảm và điện trở thuần của cuộn dây có giá trị lần lượt là

Trong giờ thực hành, một học sinh mắc đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 40 Ω, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L nối tiếp nhau theo đúng thứ tự trên. Gọi M là điểm nối giữa điện trở thuần và tụ điện, N là điểm nối giữa tụ điện và cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều tần số 50 Hz và có giá trị hiệu dụng UAB = 12 V. Dùng vôn kế để đo các điện áp hiệu dụng, thu được kết quả: UAM = 4,00 V; UMN = 25,00 V; UNB = 15,73 V. Độ tự cảm và điện trở thuần của cuộn dây có giá trị lần lượt là

A. 0,50 H; 16 Ω

B. 1,10 H; 32 Ω.

C. 1,10 H; 16 Ω.

D. 0,490 H; 32 Ω.

Hướng dẫn

Ta có: \(I = \frac{U_R}{R} = \frac{4}{40} = 0,1 \Rightarrow Z_C = \frac{U_{MN}}{I} = 250 \Omega\)

\(\Rightarrow Z_d = \frac{U_d}{I} = \sqrt{r^2 + Z_L^2} = 157,3 \Omega (1)\)

\(Z = \frac{U}{I} = \sqrt{(R + r)^2 + (Z_L – Z_c)^2} = 120 \Omega (2)\)

Từ (1) và (2) => r= 32 \(\Omega\),L = 0,49H

⇒ Chọn đáp án D