Tháng Năm 6, 2024

Trong giờ thực hành đo gia tốc trọng trường của trái đất tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn l = (800 \(\pm\)1)mm và chu kỳ dao động T=(1,78 +0,02)s. Lấy \(\pi\) = 3,14. Gia tốc trọng trường của trái đất tại phòng thí nghiệm đó là:

Trong giờ thực hành đo gia tốc trọng trường của trái đất tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn l = (800 \(\pm\)1)mm và chu kỳ dao động T=(1,78 +0,02)s. Lấy \(\pi\) = 3,14. Gia tốc trọng trường của trái đất tại phòng thí nghiệm đó là:

A. (9,75 \(\pm\) 0,21) m/s2

B. (10,02 \(\pm\) 0,24) m/s2

C. (9,96 \(\pm\) 0,21) m/s2

D. (9,96 \(\pm\) 0,24) m/s2

Hướng dẫn


\(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\Rightarrow g=4\pi ^2\frac{l}{T^2}\)
Từ đó ta có
\(\bar{g}=4\pi ^2.\frac{\bar{l}}{(\bar{T})^2}=9,9579346\)
và \(\frac{\Delta g}{\bar{g}}=\frac{\Delta l}{\bar{l}}+2\frac{\Delta T}{\overline{T}} \Rightarrow \Delta g=0,23622\)
Xét \(\Delta\)g: nếu ta lấy 1 chữ số có nghĩa thì \(\Delta\)g = 0,2, khi đó sai lệch với giá trị thật của \(\Delta\)g là 15%, vượt quá 10% nên ta sẽ lấy 2 chữ số có nghĩa, tức \(\Delta\)g = 0,24.
Vì sai số tuyệt đối có 2 chữ số sau dấu phẩy nên giá trị trung bình cũng sẽ phải tròn đến chữ số thứ 2 sau dấu phẩy, tức \(\bar{g}\) = 9,96 . Vậy ta có g = 9,96 \(\pm\) 0,24 (m/s2)