Tháng Năm 4, 2024

Tiến hành thí nghiệm với con lắc lò xo treo thẳng đứng. Lần 1. Cung cấp cho vật nặng vận tốc ${{v}_{0}}$ từ vị trí cân bằng thì vật dao động với biên độ ${{A}_{1}}=3,6\,cm$. Lần 2. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn ${{x}_{0}}$ rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động với biên độ ${{A}_{2}}=4,8\,cm$. Lần 3. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn ${{x}_{0}}$ rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc ${{v}_{0}}$. Lần này vật dao động với biên độ bằng A. 4 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 4,2 cm.

Tiến hành thí nghiệm với con lắc lò xo treo thẳng đứng.

Lần 1. Cung cấp cho vật nặng vận tốc ${{v}_{0}}$ từ vị trí cân bằng thì vật dao động với biên độ ${{A}_{1}}=3,6\,cm$.

Lần 2. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn ${{x}_{0}}$ rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động với biên độ ${{A}_{2}}=4,8\,cm$.

Lần 3. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn ${{x}_{0}}$ rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc ${{v}_{0}}$. Lần này vật dao động với biên độ bằng

A. 4 cm.

B. 5 cm.

C. 6 cm.

D. 4,2 cm.

Hướng dẫn

Đáp án C

Lẩn 1. Vận tốc tại vị trí cân bằng là vận tốc max, do đó: $\omega {{A}_{1}}={{v}_{0}}$

Lần 2. Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng rồi buông nhẹ nên ${{x}_{0}}={{A}_{2}}$

Lần 3. Đưa đến vị trí li độ ${{x}_{0}}$, rồi cung cấp vận tốc ${{v}_{0}}$, áp dụng công thức độc lập thời gian ${{A}_{3}}=\sqrt{x_{0}^{2}+\frac{v_{0}^{2}}{{{\omega }^{2}}}}=\sqrt{A_{2}^{2}+\frac{{{\left( \omega {{A}_{1}} \right)}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}}=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}=6\,cm$