Tháng Tư 25, 2024

Tiến hành các thí nghiệm: (a) Cho AgNO$_{3}$ vào dung dịch Fe(NO$_{3}$)$_{2}$. (b) Dẫn NH$_{3}$ qua ống đựng CuO nung nóng. (c) Nhiệt phân AgNO$_{3}$. (d) Cho Al vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ dư. (e) Cho K vào dung dịch Cu(NO$_{3}$)$_{2}$. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là

Tiến hành các thí nghiệm:

(a) Cho AgNO$_{3}$ vào dung dịch Fe(NO$_{3}$)$_{2}$.

(b) Dẫn NH$_{3}$ qua ống đựng CuO nung nóng.

(c) Nhiệt phân AgNO$_{3}$.

(d) Cho Al vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ dư.

(e) Cho K vào dung dịch Cu(NO$_{3}$)$_{2}$.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

Viết PTHH

Lời giải chi tiết:

(a) AgNO$_{3}$ + Fe(NO$_{3}$)$_{2}$ → Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + Ag → tạo kim loại Ag

(b) 2NH$_{3}$ + 3CuO → 3Cu↓+ N$_{2}$↑ + 3H$_{2}$O → tạo kim loại Cu

(c) 2AgNO$_{3}$ \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Ag↓ + 2NO$_{2}$ + O$_{2}$↑→ tạo kim loại Ag

(d) 2Al + Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ dư → 2FeSO$_{4}$ + Al$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ → không tạo kim loại

(e) K + H$_{2}$O → KOH + ½ H$_{2}$ rồi Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ + 2KOH → 2KNO$_{3}$ + Cu(OH)$_{2}$↓ → không tạo kim loại

→ có 3 thí nghiệm tạo kim loại

Đáp án C