Tháng Năm 1, 2024

Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl$_{3}$ (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO$_{4}$ (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl$_{3}$

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO$_{4}$

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: D

Phương pháp giải:

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Ăn mòn hóa học không thỏa mãn các điều kiện trên (không phát sinh dòng điện)

Lời giải chi tiết:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl$_{3}$

→ Đúng. Vì không có đủ 2 điện cực khác bản chất (chỉ có 1 điện cực Cu) Cu + 2Fe$^{3+}$ → 2Fe$^{2+}$ + Cu$^{2+}$

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa (Fe và Sn là 2 điện cực nhúng vào dung dịch điện li chính là không khí ẩm)

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO$_{4}$

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa. Cu tạo ra bám vào Zn là 2 điện cực cùng nhúng vào dung dịch CuSO$_{4}$, H$_{2}$SO$_{4}$

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa. Cu và Fe gắn với nhau cùng nhúng vào dung dịch điện li là nước muối

Vậy chỉ có 1 thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học

Đáp án D