Tháng Năm 2, 2024

Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl$_{3}$. (b) Nhúng thanh Al vào dung dịch NaOH. (c) Nhúng dây Mg vào dung dịch chứa CuCl$_{2}$ và HCl. (d) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO$_{3}$. (e) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HNO$_{3}$ loãng. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl$_{3}$.

(b) Nhúng thanh Al vào dung dịch NaOH.

(c) Nhúng dây Mg vào dung dịch chứa CuCl$_{2}$ và HCl.

(d) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO$_{3}$.

(e) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HNO$_{3}$ loãng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

Lời giải chi tiết:

(a) Cu + 2Fe$^{3+}$ → 2Fe$^{2+}$ + Cu$^{2+}$

Cu không đẩy được Fe$^{2+}$ ra khỏi muối nên không tạo thành cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

(b) không có cặp điện cực nào

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

(c) Mg + CuCl$_{2}$ → MgCl$_{2}$ + Cu

Cu bám trực tiếp lên dây Mg tạo thành cặp điện cực Mg-Cu, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa

(d) Zn + 2AgNO$_{3}$ → Zn(NO$_{3}$)$_{2}$ + 2Ag

A. g bám trực tiếp lên thanh Zn tạo thành cặp điện cực Zn-Ag, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa

(e) không có cặp điện cực nào

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy có 2 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là (c) và (d).

Đáp án C