Tháng Năm 7, 2024

Tiến hành 6 thí nghiệm sau: – TN$_{1}$: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl$_{3}$. – TN$_{2}$: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO$_{4}$. – TN$_{3}$: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng. – TN$_{4}$: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng. – TN$_{5}$: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$. – TN$_{6}$: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có hòa tan vài giọt CuSO$_{4}$. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

– TN$_{1}$: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl$_{3}$.

– TN$_{2}$: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO$_{4}$.

– TN$_{3}$: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

– TN$_{4}$: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng.

– TN$_{5}$: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$.

– TN$_{6}$: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng có hòa tan vài giọt CuSO$_{4}$.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là hai cặp kim loại khác nhau, hoặc cặp kim loại – phi kim (vd Fe và C); hoặc kim loại và hợp chất hóa học

+ các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

+ Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết:

Có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là: TN$_{2}$, TN$_{4}$, TN$_{6}$

TN$_{1}$, TN$_{3}$, TN$_{5}$ là ăn mòn hóa học

Đáp án C