Tháng Năm 2, 2024

Tiến hành 4 thí nghiệm sau : (a) Nhúng thanh sắt Fe vào dung dịch FeCl$_{3}$. (b) Nhúng thanh sắt Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$. (c) Nhúng thanh sắt Cu vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$. (d) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm xuất hiện sự ăn mòn điện hóa là :

Tiến hành 4 thí nghiệm sau :

(a) Nhúng thanh sắt Fe vào dung dịch FeCl$_{3}$.

(b) Nhúng thanh sắt Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$.

(c) Nhúng thanh sắt Cu vào dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$.

(d) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xuất hiện sự ăn mòn điện hóa là :

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học:

+ Xuất hiện 2 điện cực có bản chất khác nhau: KL – KL; KL – PK; KL – hợp chất

+ Các chất tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

+ Cùng nhúng trong một dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết:

a) chỉ ăn mòn hóa học

b) xuất hiện cặp kim loại Fe – Cu khác nhau → ăn mòn điện hóa

c) chỉ là ăn mòn hóa học

d) xuất hiện cặp kim loại Fe – Cu khác nhau → ăn mòn điện hóa

Vậy có 2 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa

Đáp án C