Tháng Tư 26, 2024

Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng. (2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl$_{3}$. (3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl$_{2}$. (4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl$_{2}$. (5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl$_{2}$. (6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl$_{2}$. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng.

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl$_{3}$.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl$_{2}$.

(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl$_{2}$.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl$_{2}$.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl$_{2}$.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: D

Lời giải chi tiết:

Có : 3 , 4

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau

– Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm

– Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

– Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

5 ,6 khác kim loại nhưng không có phản ứng xảy ra ; ko có sự cho nhận e

Đáp án D