Tháng Năm 2, 2024

Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$. (2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO$_{3}$ loãng, nguội. (3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl$_{2}$. (4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ loãng. (5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO$_{3}$. (6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO$_{3}$)$_{3}$. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$.

(2) Cho lá kim loại Al vào dung dịch HNO$_{3}$ loãng, nguội.

(3) Đốt cháy dây Mg trong khí Cl$_{2}$.

(4) Cho lá kim loại Fe vào dung dịch CuSO$_{4}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ loãng.

(5) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch AgNO$_{3}$.

(6) Cho thanh Cu nhúng vào dung dịch Fe(NO$_{3}$)$_{3}$.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: C

Phương pháp giải:

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

Lời giải chi tiết:

(1) Fe + CuSO$_{4}$ → FeSO$_{4}$ + Cu

Kim loại Cu bám trực tiếp vào lá Fe tạo thành cặp điện cực Fe-Cu, cùng nhúng trong dd điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa

(2) Không có cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Không có cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

(4) Fe + CuSO$_{4}$ → FeSO$_{4}$ + Cu

Kim loại Cu bám trực tiếp vào lá Fe tạo thành cặp điện cực Fe-Cu, cùng nhúng trong dd điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa

(5) Cu + 2AgNO$_{3}$ → Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ + 2Ag

Kim loại Ag bám trực tiếp vào thanh Cu tạo thành cặp điện cực Cu-Ag, cùng nhúng trong dd điện li

→ có xảy ra ăn mòn điện hóa

(6) Cu + 2Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ → Cu(NO$_{3}$)$_{2}$ + 2Fe(NO$_{3}$)$_{2}$

Không có cặp điện cực

→ không xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa: (1) (4) (5)

Đáp án C