Tháng Năm 3, 2024

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u$_{A }$= u$_{B }$= 2cos(40πt ) (u$_{A}$ và u$_{B}$ tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đường thẳng vuông góc với AB tại A thuộc mặt phẳng giao thoa lần lượt là

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u$_{A }$= u$_{B }$= 2cos(40πt ) (u$_{A}$ và u$_{B}$ tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đường thẳng vuông góc với AB tại A thuộc mặt phẳng giao thoa lần lượt là

A. 26; 26.

B. 26; 24.

C. 13; 13.

D. 24; 26.

Hướng dẫn

Số dãy cực đại về một phía đường trung trực là $$\left[ \frac{OA}{0,5\lambda } \right]\overset{hay}{\mathop{=}}\,\left[ \frac{AB}{\lambda } \right]=13$$
→ Mỗi dãy cắt đường d (vuông góc AB tại A) tại 2 điểm
→ Có 26 điểm dao động với biên độ cực đại trên d.
Số dãy cực tiểu về một phía đường trung trực là $$\left[ \frac{AB}{\lambda }+0,5 \right]=13$$
→ Có 26 điểm dao động với biên độ cực tiểu trên d.

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u$_{A}$ = u$_{B}$ = 2cos(40πt ) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. I là điểm trên đoạn thẳng nối hai nguồn cách trung điểm AB 6,375 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đường thẳng vuông góc với AB tại I thuộc mặt phẳng giao thoa lần lượt là

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u$_{A}$ = u$_{B}$ = 2cos(40πt ) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. I là điểm trên đoạn thẳng nối hai nguồn cách trung điểm AB 6,375 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đường thẳng vuông góc với AB tại I thuộc mặt phẳng giao thoa lần lượt là

A. 16; 16.

B. 8; 7.

C. 16; 17.

D. 16; 15.

Hướng dẫn

Chỉ có các dãy cực đại, cực tiểu cắt đoạn OI (O là trung điểm AB) thì mới cắt đường thẳng vuông góc với AB đi qua I (gọi là d)
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên OI là $$\left[ \frac{OI}{0,5\lambda } \right]=\left[ 8,5 \right]=8$$
→ Có 8 dãy cực đại cắt đoạn OI, mỗi dãy cắt đường d tại 2 điểm
→ Có 16 điểm dao động với biên độ cực đại trên d.
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên OI là $$\left[ \frac{OI}{0,5\lambda }+0,5 \right]=\left[ 9 \right]=9$$
→ Có 9 dãy cực đại cắt đoạn OI, trong đó có 1 dãy đi qua I nên tiếp xúc với d; 8 dãy còn lại, mỗi dãy cắt đường d tại 2 điểm→ Có 17 điểm dao động với biên độ cực tiểu trên d.