Tháng Tư 24, 2024

Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m$_{1}$ = 4 kg và m$_{2}$ = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A     A. 50 cm.     B. 60 cm.     C. 55 cm.     D. 52,5 cm.

Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m$_{1}$ = 4 kg và m$_{2}$ = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A

    A. 50 cm.

    B. 60 cm.

    C. 55 cm.

    D. 52,5 cm.

Hướng dẫn

Chọn D.

Điểm đặt O$_{1}$ của trọng lực P→ của thanh cách A 45 cm.

Áp dụng quy tắc hợp lực song song để xác định vị trí điểm đặt hợp lực của hai lực P$_{A}$→, P$_{B}$→ là O$_{2}$, O$_{2}$ thỏa mãn điều kiện:

Suy ra: AO = 1,5BO ⟹ AO + BO = 2,5BO = 90 cm ⟹ BO = 36 cm, AO = 54 cm.

⟹ Điểm đặt hợp lực F→ = P$_{A}$→ + P$_{B}$→ của hai trọng vật cách A: 54 cm, cách O$_{1}$: 54 – 45 =9 cm.

Hợp lực của P→ và F→ có điểm đặt tại O thỏa mãn quy tắc hợp lực song song

Vì F = PA + PB = m$_{1}$.g + m$_{2}$.g = 4.10 + 6.10 = 100 N và P = m.g = 20 N nên O$_{1}$O/O$_{2}$O = 100/20 = 5 ⟹ O$_{1}$O = 5O$_{2}$O.

Lại có: O$_{2}$O + O$_{1}$O = O$_{1}$O$_{2}$ = 9 cm.

⟹ O$_{2}$O + 5O$_{2}$O = 6O$_{1}$O = 9 cm ⟹ O$_{1}$O = 1,5 cm

=> Vị trí O cách A: 54 – 1,5 = 52,5 cm.