Tháng Năm 4, 2024

Một nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi bằng 3 lần hóa trị của R trong hợp chất khí với hiđro. Trong oxit cao nhất có chứa 40% nguyên tố R về khối lượng. Định tên R. Phương pháp giải: Tổng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro và hóa trị của nguyên tố đó trong oxit cao nhất bằng 8. Lời giải chi tiết: Gọi n là hóa trị của R trong hợp chất với hidro, m là hóa trị của R trong oxit cao nhất. Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} n + m = 8\\ n = \frac{m}{3} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} n = 2\\ m = 6 \end{array} \right.\) Công thức của oxit cao nhất là: RO$_{3}$ %m$_{R}$ = 40%→ %m$_{O}$ =60% Ta có: \(\frac{{16.3}}{{{M_R} + 16.3}}.100\% = 60\% \to {M_R} = 32\) Vậy R là lưu huỳnh, kí hiệu: S ##categories: 11493## ##tags: trắc nghiệm hóa học##

Một nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi bằng 3 lần hóa trị của R trong hợp chất khí với hiđro. Trong oxit cao nhất có chứa 40% nguyên tố R về khối lượng. Định tên R.

Phương pháp giải:

Tổng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro và hóa trị của nguyên tố đó trong oxit cao nhất bằng 8.

Lời giải chi tiết:

Gọi n là hóa trị của R trong hợp chất với hidro, m là hóa trị của R trong oxit cao nhất.

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}

n + m = 8\\

n = \frac{m}{3}

\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}

n = 2\\

m = 6

\end{array} \right.\)

Công thức của oxit cao nhất là: RO$_{3}$

%m$_{R}$ = 40%→ %m$_{O}$ =60%

Ta có: \(\frac{{16.3}}{{{M_R} + 16.3}}.100\% = 60\% \to {M_R} = 32\)

Vậy R là lưu huỳnh, kí hiệu: S