Tháng Tư 24, 2024

Lần lượt đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0 coswt (V)\) ( U0 và ω không đổi) vào hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, hai đầu tụ điện có điện dung C vào thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua chúng lần lượt là 3A, 4A, 5A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là

Lần lượt đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0 coswt (V)\) ( U0 và ω không đổi) vào hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, hai đầu tụ điện có điện dung C vào thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua chúng lần lượt là 3A, 4A, 5A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là

A. 1,41 A

B. 6 A

C. 2,97 A

D. 2,44 A

Hướng dẫn

Khi mạch chỉ có lần lượt R, L và C thì:

\(I_1 = \frac{U}{R} = 3A; I_2 = \frac{U}{Z_L} = 4 A; I_3 = \frac{U}{Z_C} = 5 A\)

Còn khi mạch có cả 3 phần tử R,L,C ghép nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(I = \frac{U}{\sqrt{R^2 + ( Z_L – Z_C)^2}}\)

Rút R, ZL, ZC ở trên thay vào biểu thức ở dưới ta sẽ có:

\(I = \frac{U}{\sqrt{\frac{U^2}{I_1^2} + ( \frac{U}{I_2} – \frac{U}{I_3})^2}} = \frac{1}{\frac{1}{I_1^2} + (\frac{1}{I_2} – \frac{1}{I_3})} = 2,97 A\)