Tháng Năm 5, 2024

Khi đưa vật lên cao thì trọng lượng của vật ấy thay đổi thế nào? Tại sao? : Sử dụng công thức tính lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất \(P = G.\frac{{m.M}}{{{{(R + h)}^2}}}\) Bản chất trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực, hay chính là lực hút của Trái Đất lên vật. Theo định luật vạn vật hấp dẫn của NIU – tơn ta có Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật, ở đây chính là trọng lực được xác định bởi \(F = G.\frac{{m.M}}{{{r^2}}}\) Bởi vật và Trái Đất có thể coi là các vật hình cầu, nên khoảng cách r giữa hai vật được xác định là khoảng cách giữa tâm của hai vật, nên r là tổng bán kính trái đất và độ cao của vật so với trái đất, nên ta có : \(F = P = G.\frac{{m.M}}{{{{(R + h)}^2}}}\) Các đại lượng G (hằng số hấp dẫn), khối lượng vật m (với 1 vật xác định), khối lượng Trái Đất M, bán kính trái đất R không đổi. Nên khi h tăng dần (tức là vật lên cao) thì độ lớn của P càng giảm, tức là trọng lượng của vật giảm. ##categories: 11493## ##tags: Vật lý 10##

Khi đưa vật lên cao thì trọng lượng của vật ấy thay đổi thế nào? Tại sao?

: Sử dụng công thức tính lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất

\(P = G.\frac{{m.M}}{{{{(R + h)}^2}}}\)

Bản chất trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực, hay chính là lực hút của Trái Đất lên vật.

Theo định luật vạn vật hấp dẫn của NIU – tơn ta có

Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật, ở đây chính là trọng lực được xác định bởi \(F = G.\frac{{m.M}}{{{r^2}}}\)

Bởi vật và Trái Đất có thể coi là các vật hình cầu, nên khoảng cách r giữa hai vật được xác định là khoảng cách giữa tâm của hai vật, nên r là tổng bán kính trái đất và độ cao của vật so với trái đất, nên ta có :

\(F = P = G.\frac{{m.M}}{{{{(R + h)}^2}}}\)

Các đại lượng G (hằng số hấp dẫn), khối lượng vật m (với 1 vật xác định), khối lượng Trái Đất M, bán kính trái đất R không đổi. Nên khi h tăng dần (tức là vật lên cao) thì độ lớn của P càng giảm, tức là trọng lượng của vật giảm.