Tháng Năm 4, 2024

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì A không hút mà cũng không đẩy nhau. B hai quả cầu đẩy nhau. C hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau. D hai quả cầu hút nhau.

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì

A không hút mà cũng không đẩy nhau.

B hai quả cầu đẩy nhau.

C hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

D hai quả cầu hút nhau.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Hướng dẫn

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau.

Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu.

Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Chọn D.