Tháng Năm 6, 2024

Hai tấm kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện nhau (trong chân không). A được nối với cực âm và B được nối với cực dương của nguồn điện một chiều. Để làm bứt các electron từ mặt trong của tấm A người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc công suất 4,9 mW mà mỗi photon có năng lượng $9,{{8. 10}^{-19}}$ J vào mặt trong của tấm A thì cứ 100 phôton chiếu vào có một electron quang điện bứt ra. Một trong số những electron bứt ra chuyển động đến B để tạo ra dòng điện có cường độ $1,6\mu A$. Tỉ lệ phần trăm electron quang điện bứt ra khỏi A không đến được B là

Hai tấm kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện nhau (trong chân không). A được nối với cực âm và B được nối với cực dương của nguồn điện một chiều. Để làm bứt các electron từ mặt trong của tấm A người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc công suất 4,9 mW mà mỗi photon có năng lượng $9,{{8. 10}^{-19}}$ J vào mặt trong của tấm A thì cứ 100 phôton chiếu vào có một electron quang điện bứt ra. Một trong số những electron bứt ra chuyển động đến B để tạo ra dòng điện có cường độ $1,6\mu A$. Tỉ lệ phần trăm electron quang điện bứt ra khỏi A không đến được B là

A. 30%.

B. 20%.

C. 70%.

D. 80%.

Hướng dẫn

Số electron đến được B trong 1s là $I={{n}_{e}}\left| e \right|\to {{n}_{e}}=\frac{I}{\left| e \right|}={{10}^{13}}$ Số photon chiếu vào A trong 1s là $P={{n}_{f}}\varepsilon \to {{n}_{f}}=\frac{P}{\varepsilon }=\frac{4,{{9. 10}^{-3}}}{9,{{8. 10}^{-19}}}={{5. 10}^{15}}$ Cứ 100 photon chiếu vào A thì có 1e bật ra, số e bật ra là $\frac{{{5. 10}^{15}}}{100}={{5. 10}^{13}}$. Theo đề bài chỉ có ${{10}^{13}}$ electron đến được B nên phần trăm e quang điện bức ra khỏi A không đến được B là $\frac{{{5. 10}^{13}}-{{10}^{13}}}{{{5. 10}^{13}}}=0,8=80%$