Tháng Năm 3, 2024

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

A. CuCO$_{3}$.

B. FeCO$_{3}$.

C. MgCO$_{3}$.

D. CaCO$_{3}$.

Hướng dẫn

Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4) => Muối cacbonat của R có dạng R$_{2}$(CO$_{3}$)$_{n}$

Giả sử lấy 1 mol R$_{2}$(CO$_{3}$)$_{n}$ => m$_{R2(CO3)n}$=2R+60n(gam)

PTHH: R$_{2}$(CO$_{­3}$)$_{n}$ + 2nHCl → 2RCl$_{n}$ + nCO$_{2}$ ↑ + nH$_{2}$O

P/ứng: 1 mol → 2n mol → 2 mol → n mol

=> Khối lượng HCl phản ứng là: m$_{HCl }$= 36,5 . 2n = 73n (gam)

Khối lượng muối RCl$_{n}$ thu được là: mRCln=2.(R+35,5n)=2R+71n(gam)

Khối lượng khí CO$_{2}$ sinh ra là: mCO2=44n(gam)

Vì phản ứng sinh ra khí CO$_{2}$=> m$_{dd sau pứ }$= m$_{R2(CO3)n}$+m$_{ddHCl}$−m$_{CO2}$= 2R + 60n + 400n – 44n = 2R + 416n (gam)

=> Nồng độ muối thu được là :

=> 2R + 71n = 0,21591.(2R + 416n)

=> R = 12n

Xét bảng giá trị :

Vậy R là kim loại Mg => muối cacbonat của R là MgCO$_{3}$

Đáp án cần chọn là: C