Tháng Tư 28, 2024

Este X mạch hở có công thức phân tử C$_{7}$H$_{10}$O$_{4}$. Từ X thực hiện các phản ứng sau: (1) X + 2NaOH → X$_{1}$ + X$_{2}$ + X$_{3}$ (2) X$_{2}$ + H$_{2 }$→ X$_{3}$ (3) X$_{1}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → Y + Na$_{2}$SO$_{4}$ (4) 2Z + O$_{2}$ → 2X$_{2}$

Este X mạch hở có công thức phân tử C$_{7}$H$_{10}$O$_{4}$. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + 2NaOH → X$_{1}$ + X$_{2}$ + X$_{3}$

(2) X$_{2}$ + H$_{2 }$→ X$_{3}$

(3) X$_{1}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → Y + Na$_{2}$SO$_{4}$

(4) 2Z + O$_{2}$ → 2X$_{2}$

B. iết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đun nóng X$_{3}$ với H$_{2}$SO$_{4 }$đặc (170°C), thu được chất Z.

B. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.

C. X có mạch cacbon không phân nhánh.

D. X$_{3}$ có nhiệt độ sao cao hơn X$_{2}$.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: B

Lời giải chi tiết:

Độ bất bão hòa của phân tử X: k = (2C + 2 – H)/2 = (2.7 + 2 – 10)/2 = 3

⇒ X là este hai chức và có 1 liên kết C=C

– Từ (3) suy ra X$_{1}$ muối natri của axit hữu cơ

– Từ (2) suy ra X$_{2}$ có cùng số C với X$_{3 }$

⇒ X là C$_{2}$H$_{5}$OOC-CH$_{2}$-COOCH=CH$_{2}$

Các PTHH:

(1) C$_{2}$H$_{5}$OOC-CH$_{2}$-COOCH=CH$_{2}$ (X) + 2NaOH → NaOOC-CH$_{2}$-COONa (X$_{1}$) + CH$_{3}$CHO (X$_{2}$) + C$_{2}$H$_{5}$OH (X$_{3}$)

(2) CH$_{3}$CHO (X$_{2}$) + H$_{2}$ → C$_{2}$H$_{5}$OH (X$_{3}$)

(3) NaOOC-CH$_{2}$-COONa (X$_{1}$) + H$_{2}$SO$_{4}$ → HOOC-CH$_{2}$-COOH (Y) + Na$_{2}$SO$_{4}$

(4) 2C$_{2}$H$_{4}$ + O$_{2}$ → 2CH$_{3}$CHO

A. Đun nóng X$_{3}$ với H$_{2}$SO$_{4 }$đặc (170°C), thu được chất Z

⇒ đúng, đun nóng C$_{2}$H$_{5}$OH với H$_{2}$SO$_{4 }$đặc (170°C), thu được C$_{2}$H$_{4}$.

B. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro

⇒ Sai, Y có CTPT là C$_{3}$H$_{4}$O$_{4}$

C. X có mạch cacbon không phân nhánh

⇒ Đúng

D. X$_{3}$ có nhiệt độ sao cao hơn X$_{2}$

⇒ Đúng, X$_{3}$ có liên kết H nên có nhiệt độ sôi cao hơn X$_{2}$

Đáp án B