Tháng Năm 5, 2024

Để đổi nhiệt độ từ F (Fahrenheit) sang độ C (Celsius) ta dùng công thức: \(C = \frac{5}{9}\left( {F – 32} \right)\) a) C có phải là hàm số bậc nhất theo biến số F không? Giải thích. b) Hãy tính C khi F = 30; F = 80 c) Hãy tính F khi C = -10 A a) C là hàm số bậc nhất; b) C có 1 giá trị; c) F= 14 B a) C không là hàm số bậc nhất; b) C có 1 giá trị; c) F= 24 C a) C không là hàm số bậc nhất; b) C có 2 giá trị; c) F= 28 D a) C là hàm số bậc nhất; b) C có 2 giá trị; c) F= 14

Để đổi nhiệt độ từ F (Fahrenheit) sang độ C (Celsius) ta dùng công thức: \(C = \frac{5}{9}\left( {F – 32} \right)\)

a) C có phải là hàm số bậc nhất theo biến số F không? Giải thích.

b) Hãy tính C khi F = 30; F = 80

c) Hãy tính F khi C = -10

A a) C là hàm số bậc nhất; b) C có 1 giá trị; c) F= 14

B a) C không là hàm số bậc nhất; b) C có 1 giá trị; c) F= 24

C a) C không là hàm số bậc nhất; b) C có 2 giá trị; c) F= 28

D a) C là hàm số bậc nhất; b) C có 2 giá trị; c) F= 14

Hướng dẫn Chọn đáp án là: D

Lời giải chi tiết:

a)

Ta có: \(C = \frac{5}{9}\left( {F – 32} \right) \Leftrightarrow C = \frac{5}{9}F – \frac{{160}}{9}\) (*)

Hàm số \(C = \frac{5}{9}F – \frac{{160}}{9}\) (theo biến số F) có dạng \(y = ax + b\) với \(a = \frac{5}{9} \ne 0\), \(b = – \frac{{160}}{9}\) nên \(C = \frac{5}{9}F – \frac{{160}}{9}\) là hàm số bậc nhất theo biến số F.

b)

Khi F = 30, thế vào (*) \( \Rightarrow C = \frac{5}{9}.30 – \frac{{160}}{9} = – \frac{{10}}{9}\) ($^{0}$C)

Khi F = 80, thế vào (*) \( \Rightarrow C = \frac{5}{9}.80 – \frac{{160}}{9} = \frac{{80}}{3}\)($^{0}$C)

c)

Khi C = -10 ($^{0}$C), thế vào (*)

\( \Rightarrow – 10 = \frac{5}{9}.F – \frac{{160}}{9} \Leftrightarrow \frac{5}{9}.F = – 10 + \frac{{160}}{9} \Leftrightarrow \frac{5}{9}.F = \frac{{70}}{9} \Leftrightarrow F = \frac{{70}}{9}:\frac{5}{9} \Leftrightarrow F = 14\)