Tháng Tư 28, 2024

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện dung C thay đổi được. Khi C =C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40 V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc φ1 . Khi C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ là 40V và trễ pha hơn điện ap giữa hai đầu đoạn mạch góc \(\varphi _2 = \varphi _1 + \frac{\pi}{3}\). Khi C = C3 thì điện áp giữa hai đầu tụ đạt cực đại và mạch thực hiện công suất bằng 50% công suất cực đại mà mạch xoay chiều đạt được. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện dung C thay đổi được. Khi C =C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 40 V và trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch góc φ1 . Khi C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ là 40V và trễ pha hơn điện ap giữa hai đầu đoạn mạch góc \(\varphi _2 = \varphi _1 + \frac{\pi}{3}\). Khi C = C3 thì điện áp giữa hai đầu tụ đạt cực đại và mạch thực hiện công suất bằng 50% công suất cực đại mà mạch xoay chiều đạt được. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị

A. \(\frac{40}{\sqrt{6}}V\)

B. \(\frac{80}{\sqrt{3}}V\)

C. \(\frac{80}{\sqrt{6}}V\)

D. \(\frac{40}{\sqrt{3}}V\)

Hướng dẫn

Sử dụng giản đồ véc tơ kép và công thức giải nhanh trong trường hợp C thay đổi đối với công suất: \(P = P_{max}cos^2\varphi\)

Áp dụng công thức trên cho \(C_3: P = P_{max} cos^2\varphi \rightarrow \varphi = – \frac{\pi}{4}\)

Mặt khác, khi này \(U_{Cmax}\) nên \(\underset{U_{RL}}{\rightarrow}\) \(\perp\) \(\underset{U}{\rightarrow}\) suy ra góc hợp bởi véc tơ \(U_{RL}\) và \(U_{c}\) là \(3 \pi/4\) và luôn luôn là như vậy.

Vẽ giản đồ kép, chú ý trục I coi như cố định, trục U quay, trục \(U_{RL}\) chỉ thay đổi về độ dài sau mỗi lần thay đổi C, sử dụn các tam giác và định lý hàm sin, ta dễ dàng có được: \(\frac{U_c}{sin \frac{\pi}{3}} = \frac{U}{sin \frac{\pi}{4}}\rightarrow U = \frac{80}{\sqrt{6}}V \rightarrow C\)

Cách 2: Sử dụng biến đổi đại số, chú ý đến các công thức

\(\left\{\begin{matrix} U_c = U_{Cmax} cos (\varphi + \varphi _0)\\ \varphi _0 = \frac{\varphi _1 + \varphi _2}{2}\\ P = P_{max}cos^2 \varphi \end{matrix}\right.\)

\(\varphi\)là độ lệch pha giữa u và i, \(\varphi _0\) là độ lệch pha giữa u và i khi \(U_{Cmax}\)