Tháng Năm 4, 2024

Cho hình chóp $S.ABC$, $M$ là một điểm nằm trong tam giác $ABC$. Các đường thẳng qua $M$ song song với $SA,SB,SC$ cắt các mặt phẳng $\left( SBC \right),\left( SAC \right),\left( SAB \right)$ lần lượt tại ${A}’,{B}’,{C}’$. a/ $\frac{M{A}’}{SA}+\frac{M{B}’}{SB}+\frac{M{C}’}{SC}$ có giá trị không đổi bằng bao nhiêu khi $M$ di động trong tam giác $ABC$?

Cho hình chóp $S.ABC$, $M$ là một điểm nằm trong tam giác $ABC$. Các đường thẳng qua $M$ song song với $SA,SB,SC$ cắt các mặt phẳng $\left( SBC \right),\left( SAC \right),\left( SAB \right)$ lần lượt tại ${A}’,{B}’,{C}’$.

a/ $\frac{M{A}’}{SA}+\frac{M{B}’}{SB}+\frac{M{C}’}{SC}$ có giá trị không đổi bằng bao nhiêu khi $M$ di động trong tam giác $ABC$?

C. $\frac{1}{3}$.

B. $\frac{1}{2}$.

C. $1$.

D. $\frac{2}{3}$.

b/ $\frac{M{A}’}{SA}.\frac{M{B}’}{SB}.\frac{M{C}’}{SC}$ nhận giá trị lớn nhất. Khi đó vị trí của $M$ trong tam giác $ABC$ là:

C. Trực tâm $\Delta ABC$.

B. Trọng tâm $\Delta ABC$.

C. Tâm ngoại tiếp $\Delta ABC$.

D. Tâm nội tiếp $\Delta ABC$.

Hướng dẫn

Đáp án C, B.

a) Do $M{A}’\parallel SA$ nên bốn điểm này nằm trong cùng mặt phẳng. Giả sử $E$ là giao điểm của mặt phẳng này với $BC$. Khi đó $A,M,E$ thẳng hàng và ta có: $\frac{M{A}’}{SA}=\frac{ME}{EA}=\frac{{{S}_{MBC}}}{{{S}_{ABC}}}$.

Tương tự ta có: $\frac{M{B}’}{SB}=\frac{{{S}_{MAC}}}{{{S}_{ABC}}},\frac{M{C}’}{SC}=\frac{{{S}_{MAB}}}{{{S}_{ABC}}}$. Vậy $\frac{M{A}’}{SA}+\frac{M{B}’}{SB}+\frac{M{C}’}{SC}=1$. Vậy đáp án đúng là .

b) Ap dụng bất đẳng thức Cauchy ta có :

$\frac{M{A}’}{SA}+\frac{M{B}’}{SB}+\frac{M{C}’}{SC}\ge 3\sqrt[3]{\frac{M{A}’}{SA}.\frac{M{B}’}{SB}.\frac{M{C}’}{SC}}\Rightarrow \frac{M{A}’}{SA}.\frac{M{B}’}{SB}.\frac{M{C}’}{SC}\le \frac{1}{27}$.

Dầu bằng xảy ra khi và chỉ khi: $\frac{M{A}’}{SA}=\frac{M{B}’}{SB}=\frac{M{C}’}{SC}\Rightarrow {{S}_{MAC}}={{S}_{MAB}}={{S}_{MBC}}$.

Điều này chỉ xảy ra khi $M$ là trọng tâm tam giác $ABC$. Vậy đáp án đúng là B.