Tháng Năm 6, 2024

Cho các phản ứng sau: 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ → 2SO$_{3}$ (I) SO$_{2}$ + 2H$_{2}$S → 3S + 2H$_{2}$O (II) SO$_{2}$ + Br$_{2}$ + 2H$_{2}$O → H$_{2}$SO$_{4}$ + 2HBr (III) SO$_{2}$ + NaOH → NaHSO$_{3}$ (IV) Các phản ứng mà SO$_{2}$ có tính khử là:

Cho các phản ứng sau: 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ → 2SO$_{3}$ (I) SO$_{2}$ + 2H$_{2}$S → 3S + 2H$_{2}$O (II) SO$_{2}$ + Br$_{2}$ + 2H$_{2}$O → H$_{2}$SO$_{4}$ + 2HBr (III) SO$_{2}$ + NaOH → NaHSO$_{3}$ (IV)

Các phản ứng mà SO$_{2}$ có tính khử là:

A. (I) và (III).

B. (I) và (II).

C. (I) , (II) và (III).

D. (III) và (IV).

Hướng dẫn

Chọn phương án là: A

Phương pháp giải:

SO$_{2}$ thể hiện tính khử tức là số oxi hóa của S tăng lên +6 trong hợp chất

Lời giải chi tiết:

\(2\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\rm{ }}{O_2} \to 2\mathop S\limits^{ + 6} {O_3}\)

\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\rm{ }}2{H_2}\mathop S\limits^{ – 2} \to 3\mathop S\limits^0 {\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}O\)

\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\rm{ }}B{r_2} + {\rm{ }}2{H_2}O \to {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + {\rm{ }}2HBr\)

\(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\rm{ }}NaOH \to NaH\mathop S\limits^{ + 4} {O_3}\)

Đáp án A