Tháng Tư 28, 2024

Cho các nhận định sau: (a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều. (b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$. (c) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị khử thành ion của nó. (d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. Số nhận định đúng là

Cho các nhận định sau:

(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.

(b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$.

(c) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị khử thành ion của nó.

(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

Số nhận định đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về đại cương kim loại, ăn mòn kim loại sgk hóa 12

Lời giải chi tiết:

(a) sai, ăn mòn điện hóa mới phát sinh dòng điện

(b) đúng, vì Fe và Cu tan được trong dd Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ còn Ag không tan, lọc kết tủa ta sẽ thu được Ag

Fe + Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ → 3FeSO$_{4}$

Cu + Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ → CuSO$_{4}$ + FeSO$_{4}$

(c) sai, quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hóa thành ion của nó

(d) đúng

→ Có 2 nhận định đúng

Đáp án A