Tháng Năm 3, 2024

Cho 7,04 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng hết với dung dịch HCl 7,3% (lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí hiđro (đktc). a. Xác định tên của 2 kim loại A, B. b. Tính khối lượng dung dịch HCl ban đầu đã dùng. c. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y. Phương pháp giải: a. Gọi công thức chung 2 kim loại là M. M + 2HCl → MCl$_{2}$ + H$_{2}$ Ta thấy: n$_{KL}$ = n$_{H2}$ = ? => M$_{tb}$ = ? => 2 KL b. Theo bảo toàn nguyên tố H ta có: n$_{HClpư}$ = 2n$_{H2}$ = ? Do lượng HCl đã dùng dư 10% so với lượng phản ứng nên tính được lượng HCl dư => n$_{HCl bđ}$ = n$_{HCl pư}$ + n$_{HCl dư}$ = ? => m$_{HCl bđ}$ = ? => Khối lượng dung dịch HCl đã dùng c. Đặt số mol của Mg và Ca lần lượt là x và y (mol) – Khối lượng hỗn hợp: 24x + 40y = 7,04 (1) – Số mol hỗn hợp: x + y = 0,2 (2) Giải (1) và (2) thu được x và y => n$_{MgCl2}$ = n$_{Mg}$ = ? => n$_{CaCl2}$ = n$_{Ca}$ = ? Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

Cho 7,04 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng hết với dung dịch HCl 7,3% (lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí hiđro (đktc).

a. Xác định tên của 2 kim loại A, B.

b. Tính khối lượng dung dịch HCl ban đầu đã dùng.

c. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y.

Phương pháp giải:

a. Gọi công thức chung 2 kim loại là M.

M + 2HCl → MCl$_{2}$ + H$_{2}$

Ta thấy: n$_{KL}$ = n$_{H2}$ = ?

=> M$_{tb}$ = ? => 2 KL

b. Theo bảo toàn nguyên tố H ta có: n$_{HClpư}$ = 2n$_{H2}$ = ?

Do lượng HCl đã dùng dư 10% so với lượng phản ứng nên tính được lượng HCl dư

=> n$_{HCl bđ}$ = n$_{HCl pư}$ + n$_{HCl dư}$ = ? => m$_{HCl bđ}$ = ?

=> Khối lượng dung dịch HCl đã dùng

c. Đặt số mol của Mg và Ca lần lượt là x và y (mol)

– Khối lượng hỗn hợp: 24x + 40y = 7,04 (1)

– Số mol hỗn hợp: x + y = 0,2 (2)

Giải (1) và (2) thu được x và y

=> n$_{MgCl2}$ = n$_{Mg}$ = ?

=> n$_{CaCl2}$ = n$_{Ca}$ = ?

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

B. TKL: m $_{dd sau phản ứng }$= m$_{KL}$ + m$_{dd HCl đã dùng}$ – m$_{H2}$ = ?

Xác định thành phần dung dịch Y sau phản ứng: MgCl$_{2}$; CaCl$_{2}$ và HCl dư

=> Nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Lời giải chi tiết:

a. Gọi công thức chung 2 kim loại là M.

M + 2HCl → MCl$_{2}$ + H$_{2}$

Ta thấy: n$_{KL}$ = n$_{H2}$ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

=> 24 (Mg) < M$_{tb}$ = 7,04 : 0,2 = 35,2 < 40 (Ca)

Vậy 2 kim loại đó là Mg và Ca.

b. Theo bảo toàn nguyên tố H ta có: n$_{HClpư}$ = 2n$_{H2}$ = 0,2.2 = 0,4 mol

Do lượng HCl đã dùng dư 10% so với lượng phản ứng nên lượng HCl dư là: n$_{HCl dư}$ = 0,4.10% = 0,04 mol

=> n$_{HCl bđ}$ = n$_{HCl pư}$ + n$_{HCl dư}$ = 0,4 + 0,04 = 0,44 mol

=> m$_{HCl bđ}$ = 0,44.36,5 = 16,06 gam

Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là: \({m_{{\rm{dd}}\,HCl}} = \frac{{{m_{HCl}}}}{{C\% }}.100\% = \frac{{16,06.100\% }}{{7,3\% }} = 220(g)\)

c. Đặt số mol của Mg và Ca lần lượt là x và y (mol)

– Khối lượng hỗn hợp: 24x + 40y = 7,04 (1)

– Số mol hỗn hợp: x + y = 0,2 (2)

Giải (1) và (2) thu được x = 0,06 và y = 0,14

=> n$_{MgCl2}$ = n$_{Mg}$ = 0,06 mol

=> n$_{CaCl2}$ = n$_{Ca}$ = 0,14 mol

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

B. TKL: m $_{dd sau phản ứng }$= m$_{KL}$ + m$_{dd HCl đã dùng}$ – m$_{H2}$ = 7,04 + 220 – 0,2.2 = 226,64 (g)

Dung dịch Y sau phản ứng gồm: MgCl$_{2}$ (0,06 mol); CaCl$_{2}$ (0,14 mol) và HCl dư (0,04 mol)

\(\begin{array}{l}

C{\% _{MgC{l_2}}} = \frac{{0,06.95}}{{226,64}}.100\% = 2,515\% \\

C{\% _{CaC{l_2}}} = \frac{{0,14.111}}{{226,64}}.100\% = 6,857\% \\

C{\% _{HCl}} = \frac{{0,04.36,5}}{{226,64}}.100\% = 0,644\%

\end{array}\)