Tháng Ba 29, 2024

Vật A có khối lượng 0,1kg, người ta nung nóng vật A lên đến nhiệt độ 100°C. Sau đó vật A được bỏ vào một nhiệt lượng kế B làm bằng đồng có khối lượng 0,1kg chứa 0,2kg nước có nhiệt độ ban đầu 20°C. Khi cân bằng , nhiệt độ cuối cùng của hệ là 24°C. Biết nhiệt dung riêng của vật B là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Tính nhiệt dung riêng của vật A?

Vật A có khối lượng 0,1kg, người ta nung nóng vật A lên đến nhiệt độ 100°C. Sau đó vật A được bỏ vào một nhiệt lượng kế B làm bằng đồng có khối lượng 0,1kg chứa 0,2kg nước có nhiệt độ ban đầu 20°C. Khi cân bằng , nhiệt độ cuối cùng của hệ là 24°C. Biết nhiệt dung riêng của vật B là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Tính nhiệt dung riêng của vật A?

Hướng dẫn

– Nhiệt lượng của vật A tỏa ra:

   Q$_{1}$ = m$_{1}$c$_{1}$( t$_{1}$ – t$_{2}$) = 0,1c$_{1}$.(100 – 24)= 7,6c$_{1}$

– Nhiệt lượng vật B thu vào:

   Q$_{2}$ = m$_{2}$.c$_{2}$( t$_{2}$ – t’$_{1}$) = 0,1.380.(24 – 20) = 152 (J)

– Nhiệt lượng nước thu vào:

   Q$_{3}$ = m$_{3}$.c$_{3}$.( t$_{2}$ –t’$_{1}$) = 0,2.4200 ( 24 – 20) = 3360 (J)

– Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

   Q = Q$_{1}$ + Q$_{2}$ + Q$_{3}$

   => 7,6c = 152 + 3360

   => c$_{1}$ = 462 (J/kg.K)

Đáp số: 462 J/kg.K