Tháng Tư 27, 2024

Nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là gì?

Nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là gì?

A. Văn hoá Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hoá truyền thống

B. Tổng hợp các loại hình văn hoá của các nước đều có mặt ở Ấn Độ

C. Văn hoá truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hoá Hồi giáo

D. Song song luôn tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo

Hướng dẫn

Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, Ấn Độ tồn tại dưới thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li. Thời kì này, văn hóa Ấn Độ mang nét đặc sắc:

– Sự phát hiện giao nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và A-rập Hồi giáo. Sự giáo lưu văn hóa Đông – Tây được thúc đẩy hơn.

– Các thương nhân Ấn Độ mang Hồi giáo đến một số nơi, một số nước Đông Nam Á, nơi mà một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo A-rập mang đến từ trước đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương nhân Ấn Độ đạo Hồi.

→ Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là: diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: D