Tháng Tư 28, 2024

Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F$_{1}$ = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F$_{2}$ tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn    A. cùng hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 13 N.    B. cùng hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 8 N.    C. ngược hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 3 N.    D. ngược hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 5 N.

Một cái thước AB đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm (Hình 18.6). Một lực F$_{1}$ = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F$_{2}$ tác dụng lên điểm C của thước và theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình) và cách A 30 cm. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động, thì lực tác dụng của trục quay O lên thước có hướng và độ lớn

   A. cùng hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 13 N.

   B. cùng hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 8 N.

   C. ngược hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 3 N.

   D. ngược hướng với F$_{1}$→ và có độ lớn R = 5 N.

Hướng dẫn

Chọn C.

Thước không chuyển động chứng tỏ đang cân bằng. Áp dụng quy tắc momen lực đối với trục quay qua O ta được:

F$_{1}$.OA = F$_{2}$.OC ⟺ F$_{2}$ = 5.80/50 = 8 N.

Đồng thời F$_{2}$→ ngược hướng F$_{1}$→.

Suy ra lực trục quay tác dụng lên thước R→ = – (F$_{1}$→+F→_2) có độ lớn bằng:

R = F$_{2}$ – F$_{1}$ = 8 – 5 = 3 N, hướng ngược với F$_{1}$→.