Tháng Năm 19, 2024

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu? 1. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO$_{3}$. 2. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl. 3. Cho Na vào dung dịch CuSO$_{4}$. 4. Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm 5. Cho đinh sắt vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 2M. 6. Cho Mg vào dung dịch FeCl$_{3}$ dư

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?

1. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO$_{3}$.

2. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

3. Cho Na vào dung dịch CuSO$_{4}$.

4. Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm

5. Cho đinh sắt vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 2M.

6. Cho Mg vào dung dịch FeCl$_{3}$ dư

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Hướng dẫn

Chọn đáp án là: A

Phương pháp giải:

Điều kiện ăn mòn điện hóa :

+) 2 điện cực khác nhau về bản chất (KL-KL ; KL-PK, …)

+) 2 điện cực nối trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau bằng dây dẫn

+) 2 điện cực cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết:

Điều kiện ăn mòn điện hóa :

+) 2 điện cực khác nhau về bản chất (KL-KL ; KL-PK, …)

+) 2 điện cực nối trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau bằng dây dẫn

+) 2 điện cực cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện li

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO$_{3}$; ăn mòn điện hóa

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl; ăn mòn điện hóa

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO$_{4}$; ăn mòn hóa học

(4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 2M; ăn mòn hóa học

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl$_{3}$ dư; ăn mòn hóa học

Đáp án A