Tháng Năm 22, 2024

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 2 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 1 m/s.

D. 0,25 m/s.

Hướng dẫn

Ta có biên độ sóng dừng tại một điểm M trên dây, cách đầu cố định A đoạn d là: A$_{M}$ = 2a|sin$\frac{2\pi d}{\lambda }$| với a là biên độ nguồn sóng.
Ta có:
* Biên độ sóng tại điểm B (${{d}_{B}}=\frac{\lambda }{4}=10\Rightarrow \lambda =40cm$): A$_{B}$ = 2a
* Biên độ sóng tại điểm C (${{d}_{C}}=\frac{AB}{2}=\frac{\lambda }{8}$) → A$_{C}$ = 2a|sin$\frac{2\pi \frac{\lambda }{8}}{\lambda }$| $=2a. \frac{\sqrt{2}}{2}={{A}_{B}}\frac{\sqrt{2}}{2}$
* Vì có thể coi điểm B như một chất điểm dao động điều hoà với biên độ A$_{B}$, thì thời gian ngắn nhất giữa hai lần điểm B có li độ ${{A}_{B}}\frac{\sqrt{2}}{2}$ là $\Delta t=\frac{T}{4}=0,2\Rightarrow T=0,8s\Rightarrow v=\frac{\lambda }{T}=0,5m/s$

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C nằm giữa A và B, với AB = 30 cm, $AC=\frac{20}{3}$cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 50 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C nằm giữa A và B, với AB = 30 cm, $AC=\frac{20}{3}$cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 50 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là

A. 0,2 s.

B. $\frac{14}{15}$s.

C. $\frac{2}{15}$s.

D. 0,4 s.

Hướng dẫn

$\lambda =4AB=120(cm)\Rightarrow \omega =\frac{2\pi v}{\lambda }=\frac{2\pi . 50}{120}=\frac{5\pi }{6}$
Xét gốc tọa độ tại nút A ta có: $u={{A}_{b}}sin\frac{2\pi x}{\lambda }. \cos \left( \varphi \right)$ ($\varphi $ là pha dao động của phần tử tại B)
hay $u={{A}_{C}}={{A}_{B}}\cos \left( \varphi \right)$
mà ${{A}_{C}}={{A}_{B}}. \left| \sin \frac{2\pi AC}{\lambda } \right|\Rightarrow {{A}_{C}}={{A}_{B}}. \sin \frac{\pi }{9}$ $$
Li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C $\Delta \varphi =2\arccos \left( \frac{{{A}_{C}}}{{{A}_{B}}} \right)=2\arccos \left( \sin \frac{\pi }{9} \right)=\frac{7\pi }{9}\Rightarrow \Delta t=\frac{\Delta \varphi }{\omega }=\frac{\frac{7\pi }{9}}{\frac{5\pi }{6}}=\frac{14}{15}\left( s \right)$