Tháng Năm 18, 2024

Lần lượt đặt các điện áp xoay chiều \(u_1 = U\sqrt{2}cos(100 \pi t + \varphi _1)\) \(; u_2 = U\sqrt{2}cos(120 \pi t + \varphi _2)\)\(; u_3 = U\sqrt{2} cos(110 \pi t + \varphi _3)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức tương ứng là: \(i_1 = I\sqrt{2}cos(100 \pi t); i_2 = I\sqrt{2}cos(120 \pi t + \frac{2 \pi}{3})\)\(;i_3 = I’ \sqrt{2}cos(110 \pi t – \frac{2 \pi}{3})\). ). So sánh I và I’, ta có:

Lần lượt đặt các điện áp xoay chiều \(u_1 = U\sqrt{2}cos(100 \pi t + \varphi _1)\) \(; u_2 = U\sqrt{2}cos(120 \pi t + \varphi _2)\)\(; u_3 = U\sqrt{2} cos(110 \pi t + \varphi _3)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức tương ứng là: \(i_1 = I\sqrt{2}cos(100 \pi t); i_2 = I\sqrt{2}cos(120 \pi t + \frac{2 \pi}{3})\)\(;i_3 = I’ \sqrt{2}cos(110 \pi t – \frac{2 \pi}{3})\). ). So sánh I và I’, ta có:

A. \(I = I’\)

B. \(I = I’\sqrt{2}\)

C. \(I< I'\)

D. \(I> I’\)

Hướng dẫn

Ta có \(I_1=I_2\Rightarrow Z_1=Z_2\Rightarrow \left | Z_L_1-Z_C_1 \right |=\left | Z_L_2-Z_C_2 \right |\)

\(\omega _2>\omega _1\Rightarrow Z_{L2}-Z_{C2}=Z_{C1}-Z_{L1}\Rightarrow \omega _2L-\frac{1}{\omega _2C}=\frac{1}{\omega _1C}-\omega _1L\)

\(\Rightarrow \omega _1\omega _2=\frac{1}{LC}=\omega _0^2\)

\(\Rightarrow \omega _0\approx 110\pi(rad/s)\) mạch có cộng hưởng điện \(\Rightarrow I_{max}\)

Vậy \(I’\approx I_{max}> I\)