Tháng Năm 17, 2024

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (M$_{Y}$ < M$_{Z}$). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí H$_{2}$. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít khí H$_{2}$ (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (M$_{Y}$ < M$_{Z}$). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí H$_{2}$. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít khí H$_{2}$ (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:

A. 54,54%

B. 66,67%

C. 33,33%

D. 45,45%

Hướng dẫn

Chọn phương án là: A

Phương pháp giải:

Vì m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được lượng khí H$_{2}$ lớn hơn khi phản ứng với nước nên trong X có 1 kim loại không phản ứng với H$_{2}$O. Mặt khác Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (M$_{Y}$ < M$_{Z}$) nên Y là Mg và Z là Ca.

Chọn V= 22,4 lít

Khi đó tìm được số mol của Mg và số mol của Ca. Khi đó tính được % khối lượng của Mg trong hỗn hợp.

Lời giải chi tiết:

Vì m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được lượng khí H$_{2}$ lớn hơn khi phản ứng với nước nên trong X có 1 kim loại không phản ứng với H$_{2}$O. Mặt khác Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn (M$_{Y}$ < M$_{Z}$) nên Y là Mg và Z là Ca.

Mg + H$_{2}$O → không phản ứng

Ca + 2H$_{2}$O → Ca(OH)$_{2}$ + H$_{2}$ (1)

Mg + 2HCl → MgCl$_{2}$ + H$_{2}$ (2)

Ca + 2HCl → CaCl$_{2}$ + H$_{2}$ (3)

Ta có: n$_{Ca}$= n$_{H2 (1)}$= \({V \over {22,4}}(mol)\)

Ta có: n$_{Mg}$= n$_{H2 (2), (3)}$ – n$_{H2 (1)}$=

Chọn V=22,4 lít ta suy ra n$_{Ca}$= 1 mol và n$_{Mg}$= 2 mol

Vậy %m$_{Mg}$= \({{2.24} \over {2.24 + 1.40}}.100\% = 54,54\% \)

Đáp án A